SEENSIO trở thành nền tảng kết nối nhiều metaverse
Những người bị đau lưng mạn tính không có nguyên nhân rõ ràng nên đến gặp bác sĩ để được khám kỹ", tiến sĩ Ranchod khuyên.Hiến tóc xanh cho đời
Mới đây, qua công tác quản lý địa bàn, theo dõi hoạt động kinh doanh trên môi trường online, ngày 13.2, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh PS.S do bà T.T.N.T làm chủ hộ kinh doanh, địa chỉ tại thị trấn Thanh Bình, H.Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.Tại thời điểm kiểm tra, Đội QLTT số 2 phát hiện hộ kinh doanh PS.S đang livestream bán hàng trên mạng xã hội TikTok các sản phẩm quần Jean, trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Qua làm việc, chủ hộ kinh doanh không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Tang vật gồm 30 sản phẩm quần Jean và trị giá tang vật trên 7,5 triệu đồng.Đội QLTT số 2 đã tạm giữ, niêm phong toàn bộ tang vật vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh PS.S về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hành vi này sẽ bị phạt tiền 4 triệu đồng và tịch thu toàn bộ hàng hóa theo quy định. Trên thị trường hiện nay đang có xu hướng kinh doanh mua đi bán lại các sản phẩm quần áo thanh lý, hàng quần áo nhập khẩu đã qua sử dụng và lợi dụng mạng xã hội để bán hàng trực tiếp đến người sử dụng. Theo một cán bộ QLTT TP.HCM, tại mục 2 Phụ lục 1, Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì một trong những danh mục các hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm: Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: Hàng dệt may, giày dép, quần áo; hàng điện tử; hàng điện lạnh; hàng điện gia dụng; thiết bị y tế; hàng trang trí nội thất; hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác; xe đạp; mô tô, xe gắn máy. Như vậy, quần áo, hàng gia dụng đã qua sử dụng thuộc diện hàng hóa cấm nhập khẩu. Việc kinh doanh các hàng hóa trên vi phạm hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Ngoài ra, hành vi mua bán mặt hàng dệt may, thời trang có thể bị xử lý hành vi làm giả nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Mới đây, Cục QLTT TP.HCM đã tiêu hủy nhiều lô hàng dệt may không đạt chất lượng kiểm định và bị bắt giữ vì không xuất trình được hóa đơn chứng từ xuất xứ hợp lệ, trong đó hầu hết là sản phẩm thời trang nhái, giả nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Thái Lan muốn thu thuế du khách quốc tế 200.000 đồng
Khác với những số phát sóng trước đó, khách mời của The Khang Show tập 103 không phải nghệ sĩ mà là "kình ngư" Ánh Viên. Trong chương trình này, Ánh Viên mang đến câu chuyện về hành trình từ một cô bé đam mê bơi lội ở vùng sông nước miền Tây đến khi trở thành một trong những "gương mặt vàng" của làng thể thao Việt Nam. Theo Ánh Viên, từ nhỏ cô đã được ông nội dạy bơi và đến khi học tiểu học cô rất thích tham gia cuộc thi bơi qua sông do trường học tổ chức. "Lúc đó, trường học của tôi thường tổ chức cuộc thi bơi qua sông và ngày nào đi học tôi cũng đem theo một bộ đồ, chỉ đợi khi nào thầy kêu đi thi là tôi sẵn sàng tham gia. Tôi nhớ mình phải chờ rất lâu vì phải canh theo con nước thì mới thi được", cô nói.Bên cạnh đó, Ánh Viên còn tiết lộ ông bà và ba mẹ đều khá phân vân khi cô quyết định trở thành vận động viên bơi lội. Tuy nhiên, nhờ sự thuyết phục của thầy cô nên gia đình của Ánh Viên đã đồng ý. Trong thời gian thi đấu chuyên nghiệp, Ánh Viên phải ăn rất nhiều để có đủ sức khỏe tập luyện với cường độ cao. "Có lúc tôi mệt chỉ muốn uống nước, nhưng vẫn bị ép ăn một tô to. Lúc đó, tôi tưởng tượng mình như một chiếc máy xay sinh tố, bỏ đồ ăn vào là xay thôi", cô hài hước kể lại.Lúc đang ở đỉnh cao sự nghiệp, Ánh Viên quyết định giải nghệ vì nhiều lý do. Theo đó, cô muốn hoàn thành việc học còn dở dang, khám phá cuộc sống bên ngoài và trải nghiệm những điều mới mẻ hơn. Thêm vào đó, sự thay đổi huấn luyện viên khiến cô cảm thấy không còn hòa hợp. "Năm 2020, tôi có làm việc với một huấn luyện viên khác, thầy không biết được điểm mạnh của tôi nên sau đó tôi phải tự luyện tập khoảng một năm rưỡi nữa. Tôi mong muốn mình đạt được thành tích như trước cộng thêm nhiều áp lực bên ngoài khiến tôi chịu không nổi. Vì vậy, tôi muốn dừng lại và chuyển sang hoạt động khác. Lúc đó, tôi tập luyện nhiều lắm nên chưa biết thế giới bên ngoài như thế nào. Tôi khát khao sống một cuộc sống bình thường", cô nói. Khi MC Nguyên Khang hỏi cô có tiếc nuối vì giải nghệ ở thời điểm sự nghiệp đang phát triển, Ánh Viên nói rằng cô chỉ cảm thấy tiếc bởi lúc đó cô không có đủ điều kiện để làm tốt hơn. Nhưng cô không muốn quay lại con đường cũ vì cô đã cân nhắc kỹ quyết định của mình. Ngoài ra, Ánh Viên còn tiết lộ vào năm 2021 cô đã bán chiếc xe máy của người hâm mộ tặng để thành lập câu lạc bộ bơi lội. Cô tâm sự: "Lúc đó, tôi chưa có kinh phí để làm nên đành phải bán xe. Còn những phần tiền thưởng từ các giải đấu thì hầu hết tôi đều gửi về cho ba mẹ. Tôi không muốn xin ba mẹ và việc bán xe cũng giúp tôi có thêm động lực để mở câu lạc bộ. Ngoài ra, tôi cũng biết là năm sau ba sẽ mua xe mới cho mình". Sau khi giải nghệ, Ánh Viên sống trong căn hộ ở quận 9 (nay là TP.Thủ Đức, TP.HCM) do một khán giả tặng và làm thêm công việc huấn luyện viên dạy bơi cho một trường quốc tế ở quận 7 (TP.HCM). Song song đó, Ánh Viên còn tích cực thực hiện những clip hướng dẫn kỹ thuật bơi để đăng tải trên mạng xã hội. Theo nữ kình ngư 29 tuổi, để thực hiện được những video đăng tải trên TikTok, cô cần nhiều người hỗ trợ từ khâu kịch bản cho đến quay dựng. Nói về hành trình bắt đầu tham gia sáng tạo nội dung số, Ánh Viên cho biết: "Lúc đầu tôi cũng khá ngại ngùng vì mình sống khép kín. Nhưng nhờ có các bạn động viên rằng phải làm clip như thế thì mọi người mới biết học bơi rất tốt, từ đó biết đến câu lạc bộ của mình, nên tôi đã cố gắng thích nghi". Tuy nhiên, Ánh Viên vẫn thích mọi người biết đến mình qua hình ảnh cô giáo dạy bơi hơn là một nhà sáng tạo nội dung.
Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xây dựng hơn 900 mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" và duy trì hiệu quả phong trào "toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông", qua đó xử lý 2.609 trường hợp vi phạm trong năm 2024, phạt 2,7 tỉ đồng.Về công tác xử phạt vi phạm, năm 2024, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 359.988 trường hợp vi phạm, phạt tiền 672,3 tỉ đồng; so với năm 2023, tăng 58.568 trường hợp và tăng 80,7 tỉ đồng.Trong đó, 74.045 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 22.065 trường hợp vi phạm tốc độ; 11.175 trường hợp quá tải, quá khổ, cơi nới thành thùng…Trong năm 2024, Phòng CSGT Công an Hà Nội cũng tham mưu triển khai các tổ 141 hóa trang tuần tra, bắt giữ 3.344 phương tiện, 3.476 đối tượng có hành vi lạng lách, đánh võng, nẹt pô, rú ga, gây mất trật tự công cộng để xử lý theo quy định.Theo Công an Hà Nội, trong 2 ngày 1 - 2.1, Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xử phạt 1.599 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền phạt gần 4 tỉ đồng. Cảnh sát đã tạm giữ 443 phương tiện, tước 51 giấy phép lái xe và trừ điểm 152 giấy phép lái xe.113 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; 65 trường hợp đi vào đường cấm, đi ngược chiều; 77 trường hợp chạy quá tốc độ quy định; 305 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 252 trường hợp dừng đỗ sai quy định; 507 trường hợp vi phạm các quy định về đội mũ bảo hiểm...Theo Công an Hà Nội, việc tăng mức xử phạt và áp dụng quy định trừ điểm giấy phép lái xe không chỉ tạo sức răn đe mà còn nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Các trường hợp vi phạm đều được xử lý công khai, minh bạch qua đó nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.
Giới trẻ thích thú với phong cách thiết kế nhà ở đa sắc màu
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn